BÀI VỞ


Hình Vui


_______________________________________________________


Thân Gởi quý Chiến Hữu

Họa Bài Thơ Của Thi Sĩ Tâm Phạm (Surrey)


Bài 1:

Thế Giới năm nay, thấy lạ kỳ

Cửa hàng thưa thớt, vắng người đi

Đình Miễu, Chùa Chiền sao vắng vẻ?

Nhà Thờ, Cha giảng ngoài hành lang!

Năm trước tháng nầy, nhiều lễ hội…

Năm nay chờ mãi…chẳng ai kêu

Trước kia con cháu về thăm viếng…

Năm nầy phone hỏi: “khoẻ không Ba?”


Bài 2:


Đất Nước năm nay thật quá kỳ

Ngoài đường thưa vắng, ít người đi,

Khẩu trang che mặt không nhìn rõ

Mọi người lấm lét…chẳng nhìn nhau

Cha mẹ mong con…chờ thăm viếng

Bên ngoài Bệnh viện…gởi bó hoa!

Thượng Đế sanh chi loài Covid?!

Lòng người đau khổ….cảnh phân ly!!!


Trần Vĩnh Tam

(Langley đất khách Mùa Giáng Sinh 2020)





Tống Cựu Nghinh Tân Xuân Canh Tý


Kính thưa quí Chiến Hữu, quí Bằng Hữu và quí Thân Hữu,

Chẳng còn bao lâu nữa chúng ta lại đón mừng năm mới, cái Tết Truyến Thống của Dân Tộc Việt Nam. Có thể nói, đây là một ngày rất quan trọng cho mọi người, mọi giới dân Việt không phân biệt nam nữ, trẻgià và giai cấp…vì nó có rất nhiều nét đặc thù mà hầu hết mọi người đều đồng ý và tôn trọng. Nhân dịp này, tôi mạo muội  nêu lên một trong những sắc thái đó là: Tống Cựu, Nghinh Tân bằng Một vài câu Đố Vui có liên hệ tới Mười Hai Con Giáp của Ngày Âm Lịch. Xin nói rõ: Phần lớn những câu dố nầy dành cho trẻ em, nhàm mục đích trau dồi văn hoá Việt cho các cháu, cho nên nó rất dể hiểu.

Câu 

Con gì hay ở trong hang?

Chờ khi thanh vắng ngang tàn chui ra,

Sao mầy chơi ác …kiểu cha?

Đồ ngon tao để mầy tha về nhà!

Được rồi, cho biết tay bà

Linh Miêu bà thả, cả nhà mầy “tiêu”

Số mầy còn lắm hẫm hiu…

Bẩy kia chờ sẵn, mầy “tiêu tán thòng!”

Đố là con gì?

Câu Đố 2/

Thân to lớn, sống nhờ rơm cỏ

Trời ban cho sức khoẻ vô cùng

Sớm hôm đâu quản ngại mưa bùn,

Vai mang ách, thi gan cùng Tuế Nguyệt!

Mùa gặt đến, từng bao chất đống,

Lúa đầy bồ, ai nhớ công ơn?

Đói cầm hơi, chỉ mấy cọng rơm dài

Thân mệt lã…lằn roi nghiệt ngã!

Đêm đêm ngủ, muỗi mòng châm chích…

Tủi thân mi, số phận thiệt thòi

Trời cao ơi! Sao quá hẹp hòi?

Xin thương xót kiếp tôi đòi của chúng!

Đố là con gì?




Giải đáp Câu Đố 1/  Là Con Chuột

Chú Giải: Trong chúng ta, chắc không ai không biết con Chuột?

Có rất nhiều loại Chuột mà tên và giống khác nhau chẳng hạn như: Chuột Nhà, chuột Đồng, Chuột Cống, Chuột Xạ, Chuột Lắc, Chuột Cơm Chuột Tàu vv…Tuỳ loại, có con thật to bằng con heo con mới nở, còn giống Chuột Lắc hay Chuột Cơm thì rất nhỏ, khoản bằng ngón chân cái mà thôi, nhưng nói chung loại nào cũng phá thầy chạy. Ở trong nhà đồ ăn minh để hở, thì cha con nó rủ nhau lớp ăn tại chổ, lớp tha về tổ để dành, khi mình phát giác, hoặc đêm sáng ngủ dậy thì thấy soong đồ ăn quên đậy nắp sạch bách! Chuột Đồng thì ăn lúa, ngủ cốc, hoa màu…phá phách mùa màng của nông dân, cho nên, bà con mình cũng tìm cách trả đủa thẳng tay. Sau khi vụ mùa xong hết, dẩn chó đi săn, phần thì đào xới mấy hang ổ bắt hết cả nhà chuột, đem về lớp chiên, lớp nướng ăn với xoài sống, nước mắm, lớp xào với lá cách, nhậu bắt vô cùng. Tác giả bài nầy cũng đã từng thưởng thức và lai rai với đám bạn qua các món nêu trên lúc còn thiếu thời ở miền thôn dã Việt Nam. Nhắc tới loài chuột, khiến tác giả cũng nhớ tới thời kỳ vượt biên và tạm trú nơi hải đảo Pulau Bidong của Mã Lai. Mèn đéc ơi! Chuột gì mà nó dử và phá thầy chạy. Đồ ăn và mì gói lảnh về, bỏ trong bao rồi treo lên nóc chòi tạm trú, vậy mà nó cũng bò lên rồi nhẩy dù xuống đớp ráo trọi! Sáng dậy còn cái bao không! Đã vậy, đêm đêm ngủ quên, bị chuột cạp mấy ngón chân và bàn chân chảy máu hoài, thật khổ cho kiếp đời tỵ nạn!


Giải đáp câu đố 2/ : Là con Trâu (ý của tác giả là con Trâu chớ không phải con Bò)

Bởi vì con Trâu gian khổ với ruộng nương nhiều hơn con Bò

Lời bàn của tác giả: Chúng ta ai cũng biết nhà nông Việt Nam và một số nước ở Đ N Á sống về nghề nông, phần lớn họ sữ dụng con Trâu hoặc Bò để cày ruộng và gánh vác tất cả các công việc nặng nhọc cho nông gia. Suốt ngày, dầm mưa, gian nắng ngoài đồng áng, mệt lã người, phần đói khát đi không nổi, thế là bị chủ quất những lằn roi tre nghiệt ngã thẳng tay vào lưng, vào hông con vật đáng thương! Dù da có dầy thật, nhưng nó cũng biết đau đớn chớ, hơn nữa, mỗi ngày nó chịu đựng không biết bao nhiêu lằn roi như thế! Suốt cả ngày vất vã, mệt nhọc và đau đớn, chiều về, nó chỉ được trả công bằng một bó rơm khô. Chủ nhà cột nó vào chuồng, hoặc một gốc cây nào đó gần nhà vì sợ bị bắt trộm. Tội cho thân Trâu, bỏ nó nằm đó để nhơi mớ rơm khô khó nuốt để mà nghiền ngẫm cuộc đời đầy khốn khổ của mính! Đã vậy, bầy muỗi mồng, vắt…không thương tình còn bu quanh nó để mà hút máu, nó ngứa ngáy, khó chịu, chỉ biết vẩy đuôi để xua đuổi bầy muổi mồng khát máu kia! Loài người khi ăn hột cơm, chỉ biết nhắc nhở tới công ơn của các bác nông phu, chớ có mấy ai nhắc tới công lao của những con vật đáng thương kia!? Có phải chăng đây cũng là một bất công của loài người chúng ta? Làm cách nào để giảm bớt sự hành hạ của loài người đối với những con vật đầy bất hạnh nầy???!

Tiếu Văn Thanh Ý Bối





Bài Viết Nhân Ngày Quân Lực VNCH



                  Tựa đề: dựa theo hình bìa nhạc Sao Em Không Đến - Hoàng Nguyên (1965)


Bên ngoài, trời chưa sáng hẳn. Nhịp sống của một ngày mới, đã khởi động nãy giờ, giờ có phần nhộn nhịp hơn. Tiếng xe đạp cót két chạy qua, tiếng xe gắn máy kinh động yên tỉnh của ban mai, tiếng dép lẹp xẹp, hòa với gánh hàng kẽo kẹt trên vai. Đêm sau cùng, mà bọn tôi được nằm ngủ như là một thường dân, rồi cũng đã qua đi, qua đi chóng vánh. Chỉ thêm vài giờ, chúng tôi sẽ tập tành bước vào đời lính. Tôi ráng nằm yên cho bạn bè ngủ. Tưởng chỉ có mình không ngủ thêm được, nghe tiếng động kế bên, tôi ngó qua, thấy Vẹn đã thức, đang ngồi bó gối. Lăn qua, tôi vói tay lấy gói thuốc hút và cái hộp quẹt bên gối nằm, định rủ Vẹn đi ra ngoài, thì thấy hai thằng Phát bên cạnh tôi, cũng lục đục ngồi dậy theo Vẹn. Chẳng ai bảo, bọn tôi ngó sang Cang đang còn cuộn mền nằm, ái ngại, ráng giữ yên lặng cho bạn mình ngủ. Tạm trú nơi nhà trọ của Cang, không muốn làm phiền bạn mình nhiều; bốn đứa tôi nhón chân, nối nhau rón rén đi nhẹ ra cửa. Không dè, Cang cũng nghe. Cang choàng tỉnh, lồm cồm ngồi lẹ dậy, lo lắng, hỏi nhanh:
- Đi à?
Nghe tiếng Cang, chúng tôi dừng lại, trấn an bạn mình:
- Chưa đâu, … còn sớm mà!
- Ngủ tiếp đi Cang. Hồi hôm, mày thức học trễ quá đó.
- Vậy,… tao nằm thêm một chút …
Cang nói, rồi nằm vùi xuống, tay kéo mền lên tận cổ, dặn dò:
- Chừng nào đi… nhớ gọi tao dậy…
- Ừ, đừng lo… gọi mày mà!
Phát ân cần hứa hẹn thêm cho Cang yên tâm:
- Chừng nào mày đi học, tụi tao mới rời nhà luôn thể.

Yên bình còn đọng lại trong buổi sáng sớm, mong manh, chực tan biến; dễ làm cho người ta ngần ngại khuấy động. Ánh đèn loáng thoáng từ các nhà chung quanh, có người cũng thức dậy rồi. Khu bình dân, trong hẻm, nhiều người phải dậy sớm lo miếng ăn, cho mình, cho gia đình, để rồi đi làm. Chúng tôi ngồi ngoài hàng ba, hút thuốc, rù rì nói chuyện; tránh làm phiền trong nhà và hàng xóm. Trái đất trông như di chuyển nhanh hơn vào buổi sáng. Hôm nay, trời có vẻ sáng nhanh hơn, hay thời gian bay qua nhanh hơn. Mới đó, trời đã thấy sáng hẳn ra. Từ bên trong ra đến ngoài đầu hẻm, chốc chốc lại nghe tiếng xe, tiếng người rời nhà.
Nghe có tiếng động bên trong nhà. Bọn tôi ngó nhau, đoán là Cang đã dậy. Ồn ào thế này, có muốn nằm nướng thêm, cũng khó mà yên giấc. Thấy Cang mở đèn trong nhà, Vẹn ngồi gần, vói tay kéo hé cửa, ló mặt vào nhìn xem, rồi lên tiếng thăm hỏi:
- Đi học sớm hả?
Ngủ thêm một lúc, bạn mình có vẻ tỉnh táo hơn. Tiếng Cang vui vẻ:
- Đi!... tụi mình ra quán chú Hy kiếm cà phê!     
Nghe vậy, chúng tôi vui lắm. Còn gì bằng, có thời gian chuyện trò để chia tay với Cang, trước khi bạn mình đi học và chúng tôi đi trình diện nhập ngũ. Đi lính mà! Nghe kinh nghiệm quân trường từ hai cậu tôi, bốn đứa tôi chỉ mang theo một bộ quần áo, nên không có gì phải thu dọn lâu lắc. Bửa nay, gởi bộ đồ ấy ở nhà trọ của Cang, hành trang lên đường của chúng tôi càng thêm nhẹ nhàng, chỉ còn áo thung, quần ngắn, vài vật dụng vệ sinh cá nhân. Tôi ngần ngừ, rồi cũng bỏ quyển “Mơ Thành Người Quang Trung” của Duyên Anh vào túi. Quyển sách chỉ có mười một chương ngắn; chuyện của tuổi thơ, với những Chương còm, Hưng mập, Dzũng Ðakao, Quyên Tân Định, Bồn lừa, Ngân quăn,… Đọc nhiều lần rồi, tôi mang theo hờ, để có cái gì đó mà đọc cho khuây khỏa.
Đeo cái túi nhỏ lên vai, bốn đứa tôi theo Cang đi ra quán chú Hy. Quán cóc, ngoài đầu hẻm. Giống như các quán nhỏ trong xóm, trong khu phố; chủ, khách, bàn, ghế… đều bình dân, giản dị. Cái bếp chiếm mất một khoảng gần hai bàn, chỉ còn chỗ cho năm cái bàn để khách ngồi. Thấy cách chào hỏi nhau, thì biết ngay, hầu hết là khách quen. Khách trong đây còn quen mặt nhau. Người ta kéo ghế ngồi chung bàn, như là có hẹn nhau, chuyện trò rộn rã.
Cà phê Sài Gòn, cũng như cà phê tại các tỉnh thành ở miền Nam mình, có nhiều loại, nhiều hạng. Có tiệm quán thượng lưu, với cà phê phin thong thả rơi từng giọt nhàn hạ. Quán cà phê có nhạc, thường là nơi quyến rũ người thêu dệt mộng mơ, nơi ôm ấp lãng mạn, với những mối tình đơm hoa kết trái. Nhưng rồi, lúc thực không như mơ, người ta đến đây chỉ để dò tìm lối đi trong kỷ niệm, để ngẩn ngơ, tiếc nuối… và rồi lại dệt mộng, ước mơ. Có khi, anh đã chọn ra đi, rời con đường học trò, với những ngày Thủ Đô tưng bừng phố xá, mang nặng hành trang, chẳng mong ngày về. Và người, một thời với con đường học trò, trở lại quán, không phải để tìm cà phê; lắm lúc, chỉ muốn tìm về Chủ Nhật uyên ương, để uống ly chanh đường, uống môi em ngọt.
Quán chú Hy, giống đa số quán bình dân, chuyên bán cà phê pha bằng vợt. Bếp pha cà phê của chú Hy cũng giản dị, với ba lò chụm bằng củi, vài cái siêu đất nung, ấm nhôm, bình trà… Cang nói, quán chú Hy mở cửa sớm. Từ năm giờ sáng, bếp đã đỏ lửa để đun nước sôi pha cà phê phục vụ khách. Để giữ hương vị, vợt pha cà phê không được giặt bằng bột giặt hay thuốc tẩy. Mớ vợt sạch, sẵn sàng để dùng, máng bên trên bếp, đều thâm màu cà phê. Cà phê mỗi quán có hương vị khác nhau. Cái thơm ngon khác nhau là ở cách pha, cách chọn lọc bột cà phê; theo khám phá, theo kinh nghiệm của từng quán. Người pha dùng nước sôi để trụng sạch vợt, rồi mới cho bột cà phê xay nhuyễn vào. Sau đó, nhúng vợt có cà phê vào siêu nước đang sôi, lấy muỗng khuấy đều vài lần, rồi đậy nắp siêu lại, nấu thêm khoảng năm đến mười phút cho cà phê thấm dần; để tạo nên những bình cà phê, với hương vị đặc biệt của quán mình. Khi cà phê trong siêu đã được nấu cho hòa tan đến độ ngon như ý xong, chú Hy sang một phần vào cái ấm nhôm, cho nguội dần, để dùng làm các món cà phê có đá. Phần cà phê còn lại, chú giữ trong siêu đất, đặt sang cái bếp than có lửa nhỏ, để giữ nóng, dùng cho món cà phê đen và cà phê sữa nóng.
Từ ba hôm trước, lần đầu theo Cang bước vào quán chú Hy, thấy mấy cái siêu đất trên bếp, là chúng tôi có cảm tình với cà phê của chú. Nhiều quán, chỉ dùng ấm pha bằng nhôm. Pha bằng siêu đất như chú Hy, mới có được chất cà phê vợt thơm ngon độc đáo. Đây là loại siêu chuyên dùng để nấu thuốc bắc, làm bằng đất nung, có vòi và cán cầm chếch xéo lên cùng một hướng. Loại siêu đất này giữ độ nóng và nóng đều, giúp cho bột cà phê trong vợt hòa tan, đậm đà cả hương lẫn vị. Cà phê phin có phong cách sang trọng riêng, dành cho khách có tiền và thừa thời gian. Cà phê vợt thì bình dân hơn, pha sẵn, giá cũng bình dân, dành cho người lao động có ít tiền và thời giờ rỗi rãnh. Chỗ pha cà phê vợt thường trông không đẹp mắt cho lắm; mấy cái vợt vải thâm màu cà phê, siêu đất thì màu men vàng nâu bên ngoài bị ám khói đen đủi. Thế nhưng, chính nhờ cái vợt, cái siêu, cách pha chế công phu, đúng điệu và cầu kỳ ấy, đã làm người thưởng thức ly cà phê vợt, sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc biệt, mà các kiểu pha khác không có được.
Buổi sáng qua nhanh, mang theo hương vị cà phê và lời tạ từ.
Cang phải đi học. Bốn đứa tôi đến Quân Vụ Thị Trấn làm thủ tục nhập ngũ. Tuổi học trò của chúng tôi, từ đây bắt đầu rẽ ngoặc sang lối vào quân trường. Từ cổng vào, Cổng Số Một, trong phút chốc tuổi trẻ học được bài học vỡ lòng đầy ý nghĩa; đó là biết đáp lời: “Sẵn Sàng!”. Đàn em sẵn sàng theo đàn anh, để trưởng thành. Thành người lính và nhận lãnh “Trách Nhiệm”. 

. . .

Không ai dừng vòng quay của thời gian được!
Rồi cũng đến ngày rời quân trường. Mấy tuần cuối khóa thật bận rộn. Đến ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi rủ nhau đi ra Khu Tiếp Tân. Không có ai đến thăm viếng. Chúng tôi chỉ muốn lang thang, nhìn ngắm khung cảnh thân ái, gia đình đoàn tụ, dù ngắn ngủi, thêm một lần sau cùng. Mai này, chắc là khó có dịp, hay sẽ không bao giờ còn trở về nơi đây.
Vào tháng ngày cuối khóa huấn luyện, các khóa đàn em đều để ý và chào kính với tình cảm, khi gặp những đàn anh sắp rời quân trường. Đồng thời, chúng tôi cũng dễ dãi; chuyện hướng dẫn hay phạt vạ đàn em, đã có các khóa đàn anh khác lo. Nhất là ngày Chủ Nhật, trên lối vào Khu Tiếp Tân, lòng mình như trãi rộng ra, bốn đứa tôi không lưu tâm đến chào kính của các khóa đàn em cho lắm. Thấy chào thì đứa đi bên ngoài, chào đáp lễ theo nghi thức, và bọn tôi bình thản bước đi.
- Huynh trưởng!
Chợt nghe có tiếng gọi sau lưng. Thường thì, chỉ có đàn anh gọi giật ngược để chỉnh đàn em. Bốn đứa tôi ngạc nhiên, cùng dừng chân và quay lại. Anh sinh viên khóa đàn em, còn đứng nghiêm nhìn chúng tôi, ân cần:
- Huynh trưởng!... Ra đơn vị nhiều may mắn!
Tình quá!
Chúng tôi bước sang bên kia đường, bắt tay cám ơn anh.
Buổi sáng, giờ thăm viếng còn dài. Chỉ có những khóa sinh “mồ côi”, không người thân yêu thăm viếng, mới trở về doanh trại sớm. Bước nép vào bên lề đường, cho trống lối di chuyển chung, Vẹn thân mật thăm hỏi:
- Anh đã xong tiếp tân rồi à?
- Thưa Huynh trưởng, tôi không có người thăm… Đi xem chơi vậy thôi.
- Anh tính về trại?
- Thưa chưa. Tôi tính đi xuống Khu Gia Binh… kiếm quán ngồi nghe nhạc.
Không có ai để hẹn hò, hay hẹn mà không đến, cũng là chuyện thường tình, trong quân trường. Tình đời trong thời chiến mà. Chẳng có gì đáng thắc mắc cho lắm. Nghe vậy, tôi ngó các bạn mình hỏi ý:
- Mình cùng xuống Khu Gia Binh?
Còn nhiều thời gian, xuống Khu Gia Binh kiếm cà phê uống trước, rồi quay lại thăm Khu Tiếp Tân sau, cũng được. Chúng tôi đồng ý, cùng đi kiếm quán để ngồi chuyện trò với nhau. Phát đi ngoài hàng làm trưởng toán. Toán năm người, đàn anh cùng đàn em, thêm một lần bên nhau. Trong đây, còn đó Vũ Đình Trường ngợp nắng, Đại Giảng Đường, doanh trại, … Và rồi, tất cả, sẽ chỉ còn trong kỷ niệm. Đi qua Vũ Đình Trường, kế tiếp bên trái là Câu Lạc Bộ Sĩ Quan. Qua bên kia đường là Khu Gia Binh, nơi tập trung các thứ hàng quán. Quanh quân trường có nhiều tiệm quán lắm. Quán ăn, quán cà phê, tiệm bán các thứ vật dụng sinh viên cần, tiệm may sửa quân phục….
Bên khu Thiết Giáp cũng có nhiều tiệm quán, và cũng có vài quán là nơi để tương tư, thầm nhớ. Nơi mà, cho dù có tốn tiền cà phê, bỏ phí cả tháng trời dài, thường chỉ được ôm ấp nụ cười và mấy tiếng “em chả…!” mà thôi. Đối diện Nhà Bàn, khu nhà ăn cho sinh viên thụ huấn, có một quán cà phê, với người trong quán cũng là người trong mộng, đã ru hồn nhiều chàng tuổi trẻ còn thích vướng víu mộng mơ. Khu Gia Binh cũng thế, nơi nào cũng thấy những cây si mới trồng. Có cây, lá còn tươi rói. Có cây, lá chưa kịp tươi đã héo úa. Sau cơm chiều, khóa sinh được tự do cho đến giờ đi ngủ; coi vậy mà ngắn lắm. Lại thêm, đèn màu quyến rũ, nhạc bập bùng, hoa khoe sắc thắm, hồn bồng bềnh phiêu lạc. Không phải chỉ có đàn em, đàn anh cũng lạc lối, quên đi thời gian, chạy về trể giờ tập họp điểm danh tối của Đại đội là thường. Thế nhưng, hoa nơi đây, không phải chỉ có hồng, mà đào, lài, cúc, huệ, sen,… ngay cả Vân hay Mây, Lệ hay… nước mắt; ít nhiều đều có gai hết. Gai nào cũng làm trầy xước được hết. Chỉ có khác nhau cái tầm mức đau rát hay độc hại mà thôi. Thời chiến, khó lường được, đâu là tình yêu, đâu là cạm bẫy. Vào tiệm quán, mình chỉ nên ngó qua, để biết đời còn có sắc màu, có hương thơm, có lụa là thưa mỏng đầy quyến rũ; chớ không phải chỉ có bộ quân phục, chỉ nồng nàn mồ hôi, hay chỉ có những thân thể cháy nắng thành đen sạm.
Chừng như, cái chất lính cũng hòa nhập vào tiệm quán nơi đây. Quán bán cho tuổi trẻ đang tập tành làm lính, đều có phương pháp, nhuần nhuyễn, nhanh lẹ. Bước vào cửa, gọi thức uống, trả tiền, nghe tiếng nói và ngắm nụ cười chào đón, ngồi xuống bàn, đốt xong điếu thuốc, là thấy có người đẹp mang ly cà phê tới bàn. Từ dàn máy Akaii đồ sộ trong quán, cuốn băng nhựa quay vòng chầm chậm, đưa tiếng ai đó đang hát “Sao Em Không Đến” chan hòa trong không gian mù mờ khói thuốc. Bài hát kể chuyện hẹn hò của anh chàng khóa sinh; chuyện đi phép chiều thứ Bảy, nhưng nàng không lại, để chàng đứng ngẩn ngơ trong quân trường, “đếm từng chiếc lá thu bay...” mà ước mong “tôi còn có em”. Chuyện mất, chuyện còn, là chuyện bình thường trong đời lính; lính trận càng thấm thía chuyện đời mình hơn. Sáng nay, đã sang ngày Chủ Nhật rồi, nhưng chuyện hẹn hò từ chiều thứ Bảy của ai đó, sao vẫn nghe vương vấn trong lòng.

“Đời tôi, từ ngày khoác áo chiến binh lên đường,
thấy rằng lòng mình đã bớt vấn vương.
Chiều nay, lòng chợt thấy nhớ thương em,
Thương về mái tóc êm đềm buông dài ấp kín hồn em...

Tôi mong em đến tuần sau thứ Bảy,
Cho tôi không còn tìm áo ai bay,
Cho tôi không còn đếm bước âm thầm
những chiều em không đến thăm,
Vì tôi biết tôi còn có em…”

Gần bên Câu Lạc Bộ Sĩ Quan và lối vào Khu Gia Binh cũng có cây soan.
Chắc đây là cây soan già, trong “Sao Em Không Đến” của nhạc sĩ Hoàng Nguyên. Tác giả cũng thụ huấn cùng quân trường, năm 1965.
Vào quân trường, chiều thứ Bảy được đi phép; cho dù không ngóng tìm hình bóng người thương, lời nhạc nghe như viết riêng cho từng khóa sinh, cho chính mình.

“Tôi mong em đến tuần sau thứ Bảy!”
Có những ước mong nghe như tầm thường, nhưng hãy còn quyến luyến, đong đầy kỷ niệm, như ngày nào tuổi trẻ chợt hiểu được và biết thấm thía với hai chữ: Anh đi!
Cho dù đã gần năm mươi năm sau, “Sao Em Không Đến”, lời hát vẫn mênh mang đưa người lính ngày xưa, trở về với một thời tuổi trẻ, với thao trường còn vang tiếng gọi. Nhất là với tiếng hát của bạn mình, Phạm Đức Nghĩa. Anh không phải là ca sĩ chuyên nghiệp. Lính hát lính nghe. Nghe chính bạn mình đàn hát, có cái gì đó khác hẳn, đầy ấp thân tình.
Quân trường.
Bạn bè tôi.
… nghe lòng thương thương nhớ nhớ.
Một thời để nhớ và không thể quên!


19-06-2020
Bùi Đức Tính


______________________________________________________


Đố Vui Ngày Xuân








BÀ̀I CỦA Ch/h  BÙI ĐỨC TÍNH





Tiết trời đã chuyển sang thu. Cho dù có lơ là với hẹn ước của tháng ngày, người ta cũng bồi hồi nhận ra: thu đã về!
Cái nóng oi bức của mùa hè đã qua đi, cho gió heo may đưa mùa thu về, cho lá xôn xao, lao chao rơi rụng. Tiết thu se sẽ lạnh. Lá chuyển màu thay sắc. Hàng cây khoác lên mình những chiếc áo thu rực rỡ. Trời mùa thu đầy quyến rũ với lá vàng bay bay.
Canada, chừng như thơ mộng hơn khi mùa thu đến. Không phải ngẫu nhiên mà có hình ảnh lá phong trên Quốc kỳ của Canada. Màu sắc sống động khác nhau từ những dải cây lá phong ngút ngàn, đã tạo vẻ đẹp và tình cảm thật đặc biệt cho đất nước này. Hàng cây trải dài hai bên đường phố, khi thu sang, lá xanh nhuộm vàng, sang đỏ rực; tạo nên một phong cảnh vô cùng nên thơ. Sắc thu rực rỡ vào ban ngày với ánh nắng xen trong tàn lá, thơ mộng huyền ảo vào ban đêm dưới ánh đèn đường lung linh. Nhắc đến những nơi có mùa thu đẹp nhất xứ Canada, không thể không nhắc đến Vancouver. Ngoài các địa danh danh tiếng như Stanley Park, Van Dusen Botanical Garden, Trout Lake Park, Queen Elizabeth Park, University of British Columbia, Kitsilano…. Vancouver còn có nhiều khu phố nhỏ với những đoạn đường rợp lá mùa thu cũng rất đẹp, như Cambridge, McGill, Graveley,…
Thu về quyến rũ lứa đôi, hẹn hò cùng những người thích chụp ảnh. Các nhiếp ảnh gia cẩn thận chọn ống kính, tỉ mỉ tìm góc độ, chỉnh ánh sáng cho tác phẩm của mình có nét đặc biệt. Những người chụp ảnh không chuyên nghiệp tùy thuộc vào khả năng thông minh của máy ảnh, để máy tự ghi lại cảnh sắc thơ mộng của thiên nhiên. Có người tìm đến gốc cây đơn độc vun đầy lá rụng. Có người kiên nhẫn chờ lúc vắng xe, để ra đứng giữa con đường, ngút ngàn hàng cây với các màu lá khi vào thu.
Thu về, không quên mang theo những cơn mưa. Mưa thu se thắt lòng người viễn xứ. Như tâm tình của Tản Đà trong Mưa Thu Đất Khách:
Mưa mưa mãi, ngày đêm rả rích
Giọt mưa thu, dạ khách đầy vơi
Những ai mặt bể chân giời
Nghe mưa, ai có nhớ nhời nước non?

Thời gian xoay vòng, bây giờ ngày ngắn đi. Đã hơn sáu giờ sáng, mặt trời vẫn còn yên nghỉ, để đêm đen dài ra. Sáng thứ Năm, mưa từ sáng sớm. Tiếng mưa rì rào như thì thầm ru giấc ngủ dài thêm, cho người ta thèm muốn cuộn mình trong chăn ấm, cho vòng tay thêm quyến luyến người tình. David Ward, đã xong ca trực đêm tại công ty. Dạo này, tuổi đời thường hay nhắc anh: sắp phải về hưu. Anh khoác cái áo nhà binh lên bộ đồng phục nhân viên bảo vệ của công ty, còn mặc trên người. Màu xanh áo trận phai bạc từ năm nào anh không còn nhớ rõ, chắc phải từ trước khi anh giải ngũ, năm 1978. Sáu năm quân ngũ, với các “tours of duty” ở Cyprus và Egypt. David rất hãnh diện với cấp bậc hạ sĩ và cái áo khoác nhà binh bạc màu này, nhất là khi tham dự các nghi lễ với 3 huy chương trên ngực áo. Anh tự hào là con dân của bộ tộc Cree, là chiến sĩ trong lực lượng Aboriginal của quân đội Canada. Hạ sĩ David Ward đã nối gót những cựu chiến binh Aboriginal anh hùng lừng danh như Tommy George Prince, William Cleary, Sam Glade- Mi’kmaq, David Greyeyes, Tom Charles Longboat,… như Big Feather Dr. Gilbert Monture, bộ tộc Mohawk, đã từng là Canadian Executive Officer của đơn vị tổng hợp Canadian-American-British, trong cả hai thời kỳ thế chiến.



Sáng nay, bên cạnh hàng huy chương trên ngực áo, David cài thêm di ảnh Master Corporal Timothy Wilson, một bạn thân cùng quê quán ở Grande Prairie, Alberta. Wilson đã tử trận trong “tour of duty” lần thứ hai tại Afghanistan, năm 2006. Anh muốn Wilson thật kề cận bên mình.
Bên ngoài, trời Vancouver vẫn còn mưa. Mưa thu ướt và lạnh. David chẳng màng đến cơn mưa bây giờ mù mịt, mưa như trút nước, cứ đi đến Victory Square như đã định từ đêm hôm qua.
Hôm qua, Corporal Nathan Cirillo mới vừa bị tên khủng bố bắn tử thương khi đang đứng gát Canadian National War Memorial, Ottawa. Hai hôm trước, Warrant Officer Patrice Vincent bị kẻ khủng bố dùng xe cán chết tại tỉnh bang Quebec. Sau đó, từ Quebec đến các tỉnh bang khác, các cơ quan trách nhiệm an ninh lo ngại, khuyến cáo công dân nên tránh mặc quân phục đi riêng rẽ trong thành phố. Thế nhưng, sáng nay, David vẫn muốn tự mình đến Đài Tưởng Niệm Chiến sĩ tại Victory Square như một người lính, một cưu quân nhân, với áo trận và huy chương. Áo khoác nhà binh dày ấm được một lúc ngắn, nhưng rồi ướt sũng dưới cơn mưa tầm tã. Không ngại ướt lạnh và dù là cựu quân nhân, David Ward tự nhận trách nhiệm với chiến hữu đã nằm xuống và huynh đệ còn trong quân đội Canada; không vũ khí, anh đơn độc đứng canh gát nơi yên nghỉ của các chiến sĩ vị quốc vong thân và hiên ngang thách thức bọn khủng bố:
"We're not going to hide and we're not going to back down!"
David cương quyết:
"Some people say you shouldn't wear your medals or make yourself known, but if they want me, they know where to find me!”
Anh bình thản giải thích thêm:
“I'm soaked through but I'm here to honour the young corporal who was murdered yesterday and to support all my brothers and sisters serving in Canada and overseas. We're proud to be Canadians and proud to serve in the Canadian military. This (attack in Ottawa) shouldn't have happened but now that it has, Canada has joined the real world."
Với ngôn ngữ thẳng thắn, bình dị của một quân nhân, anh tâm tình với phóng viên báo chí:
"It doesn't do any good to rant and rave. We're Canadians and we go by the law, even though our emotions sometimes get the best of us."
"Cirillo was “too young to go”. But we do our duty and that’s why I’m out here. Even though we are retired, we still get the call out. We come out to mourn for our brothers and sisters who need our help right now.”

Noi gương chiến hữu David Ward, nhiều quân nhân tại ngũ và cựu chiến binh trên khắp Canada đã tự nguyện, thay nhau thi hành trách nhiệm của người lính, đứng canh gát tại Victoria Square, cùng các đài Tưởng Niệm ở địa phương; liên tục từ 23 tháng 10 cho đến 11 tháng 11, ngày Remembrance DayVà ngày Remembrance Day năm 2014 vẫn được cử hành long trọng như hàng năm. Mặc dù kẻ khủng bố đã liên tục giết người để đe dọa, dân chúng cũng không hề sợ hãi, đến tham dự Lễ với số lượng người đông nhất từ trước đến nay.
Mỗi năm, mỗi ngày Remembrance Day, từ sáng sớm đủ các sắc màu quân phục, những chiến binh trên đất nước Canada vẫn hiên ngang khoác quân phục, đi đến các đài Tưởng Niệm, để dự lễ.




Không phải chỉ một ngày Veterans Day để tưởng nhớ đến chiến sĩ trận vong. Trên đất nước Canda, từ thứ Sáu cuối cùng của tháng 10, cho đến ngày thứ 11 của tháng 11, Remembrance Day, người dân cài hoa Poppy màu đỏ trên ngực áo, để cám ơn cựu chiến binh và chiến sĩ đã vị quốc vong thân. Tình cảm của người dân đối với người lính thật sâu đậm, như lời thơ của cô học trò Katelyn Ip đã viết trong bài A Symbol of Remembrance:
“… Those soldiers were sons and daughters
of parents who loved them.
I look again at the poppy
taking note of its crimson petals,
I see teardrops
tears of sorrow
tears of pride and
my tears of gratitude.”

Khác với cái loại quân cũng gọi là quân đội, trong chế độ cộng sản!
Loại quân này nhằm phục vụ cho đảng. Chỉ thị của Hồ Chí Minh cho quân đội là phải "Trung với đảng". Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh cũng đã không ngần ngại xác nhận giáo điều vô tổ quốc của cộng sản Việt Nam khi tuyên bố:
“Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng ".
Thế đấy, đối với cộng sản, Đảng quan trọng hơn Tổ Quốc!
Quân đội, công an là các thứ công cụ để đàn áp dân chúng, bảo vệ đảng. Chúng không từ bất cứ thủ đoạn gian manh, man rợ nào để củng cố chế độ cộng sản, kể cả bán nước cầu vinh.
Bởi thế, dưới chế độ chế độ cộng sản, người dân khinh bỉ công an, quân đội, những kẻ can tâm phục vụ cho đảng. Dân chúng Việt Nam xem quân đội cộng sản là bọn: “hèn với giặc, ác với dân!”

Cảnh sắc quyến rũ của mùa thu rồi cũng theo thời gian tàn phai. Hàng cây lá màu rực rỡ rồi sẽ chỉ còn cành nhánh khẳng khiu, trơ trụi.
Vòng sinh tử. Tuổi già. Định luật khắc nghiệt của tạo hóa không từ một ai.
Mỗi năm, mỗi Remembrance Day, khán đài danh dự dành cho các cựu chiến binh thời thế chiến trống vắng hơn, hàng ngũ cựu quân nhân của các quốc gia tham dự diễn hành một thưa ít hơn!
Năm trước đây, chứng đau khớp chân đã không cho David Ward còn sức để đứng nghiêm hay thao diễn nghỉ như một quân nhân được lâu, như khi đứng gát ở Victory Square, năm 2014. Mấy lần diễn hành đã qua, bước chân anh không còn sải dài nhịp nhàng theo tiếng trống, như khi diễn hành cùng các chiến hữu thuộc lực lượng Aboriginal; anh đã phải đi từng bước khấp khễnh.
Trên khán đài và trong khối diễn hành, những cựu chiến binh quen thuộc rồi cũng sẽ thiếu vắng dần. Thế nhưng, thời gian và tuổi đời sẽ không thể xóa mờ hình ảnh cùng các chiến công dựng nước và giữ nước oai hùng của họ; các thế hệ công dân mãi mãi ghi nhớ, như trong For The Fallen (1914), Robert Laurence Binyon đã viết cho những người đã nằm xuống để tổ quốc vẹn toàn, tự do của dân tộc được hồi sinh:

“They shall grow not old, as we that are left grow old;
Age shall not weary them, nor the years condemn.
At the going down of the sun and in the morning
We will remember them.
We will remember them.”


Bùi Đức Tính
Remembrance Day 2018


________________________________________________________

CuộcChiến Biển Đông








zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz


Image result for autumn leaves

Hai bài thơ cũ

Kính tặng chiến hữu và bằng hữu ở khắp nơi, những ai quan hoài tới mệnh Nước.


Tình Non Nước
        
            Đã bao Thu rồi lá đổi thay,
                Mà sao Non Nước cứ u hoài?!
                Người đi sao vẫn ngàn cách biệt
                Nước nhủ cùng Non:”ráng đợi chờ”
                Chốn ấy xa xăm…người lữ thứ
                Có còn vọng tưởng đến “Non” xưa?
                Nơi nầy “Nước” vẫn còn cau mặt…!
                Mong khách đừng quên Nước với Non 


                                   
Lá Thu

             Lá Thu vàng úa trên cây
                Thân ta nay cũng héo gầy xác xơ!
                Thương người lữ khách bơ vơ
                Quê xưa còn đó, bây giờ ra sao?
                Tóc ta nay cũng bạc màu
                Còn bao Thu nữa xin chào “biệt ly”!
                Thu ơi! Có biết người đi?
                Lòng ta héo hắt…cũng vì nhớ Quê!

                 Trần Vĩnh Tam

Image result for autumn leaves










No comments:

Post a Comment