T H E O G Ó T C H Â N K H Ổ S A I
Hồi nhỏ chưa biết đọc biết viết tôi đã biết xài tiền tuy chỉ mới hơn ba tuổi bởi ba
má tôi có sập vải trong nhà lồng chợ Trường Bình. Sáng sáng, ông bà thường hay dẫn tôi theo khi ra mở sạp
bán hàng. Tôi còn nhớ trong khi má tôi
đo cắt vải cho những người mua từ những làng xã xa xôi lâu lâu đi chợ ghé vào một lần. Khi chợ đông người đểcuốn hút thêm khách mua, thỉnh thoảng ba tôi lại rao:
- Vải Huê Kỳ đây, năm bảy người chì không đứt đây …
Nghe vậy nên mọi người tò mò xúm lại , đã vậy ba
tôi còn giới thiệu:
-Mua bông gòn nguyên chất lấy từ trái gòn đi,
mua về dồn gối nằm sạch và êm hơn lông vịt. Riêng tôi cứ lẩn quẩn quanh má trên sạp bề ngang chỉ hơn hai thước vuông chung quanh chất đầy những
cây vải nhiều màu sắc. Chắc là tôi làm
vướng tay nên bà đưa cho tôi tờ giấy bạc
một đồng
xua tôi đi mua quà .
Ở quê xa quà bánh
con nít miền Nam không có nhiều, ngoài mấy khúc mía
róc vỏ trắng phau, củ khoai lang, khoai mì, miếng kẹo đậu phọng, vắt cốm
nếp, kẹo gừng, quanh
quẩn chỉ có xâu bánh vòng là món quà rẻ tiền đứa trẻ con nhà quê nào cũng biết. Chỉ là một
sợi dây lạt dài buộc lại trong xỏ xâu những cái vòng làm bằng bột gạo nhuộm màu se tròn được chiên giòn rụm. Đây là món quà người đi chợ
nào cũng mua về cho bầy con nít ở nhà vì chúng rất thích bởi có thể mang lủng lẵng
trên cổ giống như sợi dây chuyền, có thể nhâm nhi từ từ bằng
cách kéo lên miệng cắn một trong những cái vòng nhai rau ráu .
Không thèm ăn những món tầm thường của con nít
như trước, lần này bắt chước người lớn tôi
vòng ra phía sau gian hàng mua năm cắc ốc gạo luộc, năm cắc là đơn vị tiền tệ có giá trị cuối cùng . Nó gồm hai cái hai mươi xu và mười xu đúc bằng kẽm cộng lại. Nhưng tiền xu không
có nhiều để trao đổi
nên người ta có sáng kiến xé đôi tờ một đồng cho gọn. Sau khi bà bán hàng xé tờ bạc thối
lại. bà đưa cho tôi một dĩa ốc bằng bàn tay trên có chén nước mắm nhỏ như chũm cau. Ngồi
chồm hổm trước cái gánh ốc tôi tỉ mẩn
khêu miệng lể từng
con ốc bằng chiếc gai bưởi nhọn hoắt. Dần dần vãn khách, má nhìn quanh quất tìm con, ngoái lại sau lưng thấy tôi đang ngồi với dĩa ốc, bà cười gọi ba tôi chỉ cho ông trông thấy và nói: "con nhỏ đang ngồi lê la ăn hàng giống người lớn chưa!".
Ký ức đọng lại khiến
tôi nhớ nhất thời ấylà một đồng xé làm hai mà vẫn có giá trị tương đương phân nửa. Sau này bắt đầu vào trung học có lần đứng ăn quà
với nhỏ bạn cạnh chiếc xe bán đậu đỏ bánh lọt trước cửa
chùa Xá Lợi nghe chị bán hàng than dạo
này hiếm tiền lẻ để thối lại, tôi nói với nó:
-Ngày xưa người
ta không có tiền lẻ nên hay xé giấy bạc
một đồng ra làm hai để thối lại .
Con nhỏ trố mắt không tin :
-Hồi đó đến giờ tui chưa nghe chuyện một đồng xé làm hai vẫn còn xài được .
Tôi cố biện bạch :
-Chuyện thật đó, chính tui là người có xài như vậy
mà, hồi tui còn nhỏ xíu .
Nhỏ bạn vẫn không chịu cho rằng
tôi bịa chuyện , nó chốt lại một câu :
-Tui bằng tuổi với bà nhưng chưa bao giờ nghe ai nói chuyện này kể
cả ba má tui , với lại còn nhỏ làm gì có tiền mà xài, bà nói “ dóc “ quá bà
ơi !
Không lẽ cứ đôi co, tôi
ngẩn ngơ thầm nghĩ trong bụng: “Chuyện này mình nói thật mà! “ do đó tôi đã không buồn để ý đến lời nói nặng
nề làm chạm tự ái đối với tôi lúc ấy .
Nhiều năm sau có lần tình cờ đọc một bài viết trong quyển
truyện của nhà văn Sơn Nam hình như miêu tả về tập
quán phong tục văn minh miệt vườn của miền Nam
. Trong một bài viết ông có đề cập chuyện đồng bạc xé làm hai . Đọc xong
tôi bỗng cãm động bồi hồi giống như gặp được người tri kỷ , đồng điệu , bởi trang sách ông viết là bằng chứng
xác minh , là câu kể của một
nhà văn lão thành có tên tuổi , là lời biện bạch cho thấy
tôi đã không nói láo như nhỏ bạn đã nói . Nhưng giờ hai đứa chúng tôi học hai ban khác nhau mà chắc gì nhỏ còn nhớ lời nói của nó năm xưa !
Trong đời
người , từ lúc bắt đầu biết nhận thức có
nhiều việc xảy ra không ai có thể nhớ hết
, nhưng có những thứ là dấu ấn ghi đậm trong ký ức không thể nào quên . Tờ giấy bạc xé làm hai với
tôi là dấu ấn đó bởi thế sau này khi đã biết
đọc biết viết tôi hay cầm tờ giấy bạc đọc hết những gì đã in trên
đó , tờ bạc nào cũng có câu: Hình luật phạt khổ
sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc do
ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát ra. kèm theo
chữ ký của hai người là Thống
đốc và Tổng kiểm soát . Nhiều lần đọc đi đọc lại tôi vẫn không hiểu hết hai chữ “Khổ sai “ . Hai từ này phải có gì ghê gớm lắm nên được in ngụ ý nhấn mạnh đây là một hình phạt rất nặng nề, được quảng bá rộng rãi bằng cách in trên tiền cho lưu hành khắp nơi nhằm mục đích răn đe .
Đi sâu vào ngôn ngữ và tìm hiểu cặn kẻ qua các quyển từ điển tôi mới biết: "Nghĩa đen của Khổ là khổ cực, đau đớn, là cam chịu không thoát ra được. Sai là bị một quyền lực bắt buộc làm theo ý người khác không thể phản kháng lại. Khổ
Sai là bị người khác dùng quyền hành hay sức mạnh sai bảo làm những công việc khổ cực
nặng nhọc không do ý muốn. Là hình phạt bị cách ly ra khỏi
xã hội, sống ở nơi xa xôi hẻo lánh, bắt buộc họ làm những việc nặng nề vất vả
hoặc nguy hiễm quá sức lực, không có chế độ tối thiểu hổ trợ cho sinh tồn
và hạn định thời gian làm việc .Nếu trót rơi vào hoàn cảnh bị khổ
sai không ai muốn, con người sẽ sống
không bằng chết .
oOo
Chiếc xe hơi được cải tiến chạy bằng than chứa chưa được mười lăm người , sau khi rời thị trấn Long Hoa thuộc tỉnh
Tây Ninh rẽ vào một con đường đất in dấu các hố bom chi chít . Con đường này dẫn vào mật khu Dương Minh
Châu nổi tiếng là trận chiến ác liệt bởi nó cũng là con đường chính dẫn qua các
đồn điền cao su bên kia đất Cam bốt , nơi hậu cứ trú ẩn an toàn để bắt
đầu xuất phát và rút lui của đám
du kích Cộng sản sau những trận tấn công
quấy phá các đơn vị của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng dọc
theo biên giới tỉnh lỵ .
Trải qua các hầm hố
nông sâu bởi những trận bom pháo của hai bên cày nát con đường , nếm trải những cơn dằn xóc , lúc
lắc , vùi dập ẹo xương sườn , xương sống ,
hành khách ngồi trong xe ai cũng vui mừng khi nghe anh lơ xe hô to :
--- Tới Xa mát
rồi nghe bà con .
Mọi người nhao nhao :
--- Tôi đi Bổ Túc mà
?
---- Đến đây rồi
nghe nói còn phải tiếp tục đi Bổ Túc nữa
!
Một hành khách phát biểu có vẻ thành thạo . Ai cũng lo gom đồ đạc vừa bỏ trên mui xe xuống
rồi vây quanh hai ông tài xế và lơ xe
nghe họ chỉ dẫn :
---- Từ đây muốn vô
Bổ Túc bà con phải đi khoảng hơn bảy , tám cây số nữa , tới đây là hết đường xe của tụi
tui rồi .
Nhìn hành lý bao bị
ngổn ngang ai cũng lắc đầu
ngao ngán không biết làm cách nào
mang vác để tiếp tục hành trình . Anh lơ
xe tiếp lời :
---- Muốn vô mọi người phải thuê xe máy cày đi tiếp . Ở đây chỉ có hai chiếc , chiếc kia đi rồi còn lại chiếc cuối cùng thôi .
Nói là xe chứ thật ra chỉ là chiếc máy cày có hai bánh xe và người cày đi sau cái máy có tay cầm thay cho con trâu cày ruộng . Để có thể chở đồ đạc người ta làm thêm cái rờ mọc giống
thùng xe ba gác nối vào và ngồi trên nó . Với đống bao bị chất đầy
không còn chỗ
cho gần chục người, nên tất cả đều phải đi bộ , ai cũng vui mừng vì đã giải quyết được mớ
hành lý cần mang theo. Con đường là một con dốc thấp cũng gồ ghề lỡm chỡm, hang lổ ngổn ngang nên
người và xe phải ì ạch leo trèo. Vừa đi tôi vừa ngẫm nghĩ câu hát cho quên đi mệt nhọc :
Đi đâu cho thiếp theo chàng , đói no thiếp
chịu lạnh lùng thiếp cam .
…. Chàng hỡi chàng có hay , đêm thiếp nằm luống
những sầu tư .
Ngày mỏi
mòn như đá vọng phu ..!!
Cuối cùng tất cả đều đến nơi cùng một lúc.
Hơn ba năm kể từ tháng 4/75 đây là lần đầu tiên
mọi người có giấy phép cho thăm nuôi thân nhân
tập trung cải tạo , được gặp mặt
hai tiếng đồng hồ phù du. Tuy chỉ có hai giờ
nhưng cũng đủ cho cả hai bên
diễn xong vở kịch làm vui lòng nhau . Không ai dám nói thật
về tình trạng hiện tại của mình. "Người ngoài cười nụ ,
người trong khóc thầm" tâm trạng
của Kiều và Thúc Sinh trước mặt Hoạn Thư
giống hệt như bây giờ của chúng tôi
trước mặt cán bộ quản giáo trại cải
tạo. Chồng nhìn vóc dáng gầy xác xơ , xanh xao của vợ. Vợ
nhìn thân hình tiều tụy, đen đúa rách rưới thiếu thốn, cùng
bàn tay chai sạn của chồng cũng đủ
hiểu.
Ở một nơi xa xôi hẻo lánh rừng
thiêng nước độc, bị sai khiến làm những việc nặng nhọc ngoài ý muốn, thiếu thốn
thực phẫm , thuốc men, quần áo. Nơi đây những
người lính anh dũng của
miền Nam bỗng dưng trở thành tù nhân khổ sai bấc đắc dĩ
bởi không hề phạm tội lỗi.
Mọi người chỉ nghe trên cửa miệng của các cán bộ Cộng sản lúc nào cũng
ra rả đanh thép kết án
họ có nợ máu, có tội với nhân “
rân “ (dân) mà thôi .
Thời hạn mười ngày, một tháng, ba năm trôi tuột trên cổ họng
trơn tru không giới hạn của người Cộng sản. Chúng tôi biết bắt đầu từ đây mình sẽ
phải đi theo gót chân của người thân
trong gia đình, dẫu có phải đi cùng trời cuối đất , đã vậy còn chờ
đợi vài tháng, nửa năm một lần nhận tờ giấy cho phép thăm nuôi gặp mặt. Gom lại
vơ vét tất cả tiền bạc, bán dần nữ trang , đồ đạc các thứ làm lộ phí đi đường
cho dù niềm vui có tỷ lệ thuận với nỗi buồn .
Tôi may mắn vì chồng còn trẻ, thời gian phục vụ quân ngũ chưa dài nên còn loanh quanh trong các trại ở miền Nam. Bởi nhìn thấy bất cứ nơi đâu cũng đầy dẫy các trại cải tạo trực thuộc
Huyện , Tỉnh , Thành phố , Trung ương
quản lý. Nói không ngoa,
sau năm bảy mươi lăm đi ra đường là đụng đầu với người
người , nhà nhà có thân nhân đi tập trung cải tạo. Ai
cũng nhìn nhau bằng những đôi mắt thương
cãm lẫn nhau ngoại trừ người miền Bắc. Trải dài Cà Mau lên Chương Thiện , Mộc Hóa, Tây Ninh, Hốc Môn , Xuyên Mộc, Xuân Phước, Bố
Lá, Gia Trung, Phước Long, Bà Rá , Bù da Mập, Bù gia Phúc, Minh Trung v..v…Đó là những cái tên tôi biết, đường
xá đi lại dẫu khó khăn nhưng vẫn còn gần
hơn những trại tiếp theo chạy dài các tỉnh
miền Trung cho đến tận cùng miền Bắc đèo heo hút gió miễn
nơi đó phải là rừng thiêng, nước độc. Những Cổng trời, Nghĩa Lộ, Lào Cai, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phúc và nhiều nơi
không kể xiết !
Ba tháng sau bảy
lăm bước chân đầu tiên tôi đi tìm chồng khi chờ đợi quá mười ngày vẫn không tin
tức, tôi mắc chứng trầm cãm sau sinh lúc đó mà không biết bởi tối tối sau khi
con ngũ tôi đi lang thang ngoài đường
trong vô vọng, tôi gào trong cổ họng:
Anh ở đâu ? Sao không về với mẹ
con em !
Cho đến khi tôi lọt vào quãng đường lao xao nhiều người vẫn không biết đang ở đâu bởi tâm trí còn
đang lửng lơ, u mê . Bỗng một người đàn
ông lẽo đẽo đi theo hỏi: "Đi không em? Đi không ?. "
Bàng hoàng nhìn chung quanh mới thấy
đây là một chợ người, sực tỉnh tôi nạt
lớn: É
mày, đừng có tầm bậy …. " và tôi bỏ chạy thục mạng về đến nhà, dọc đường
tôi nghe văng vẳng bên tai tiếng con khóc đòi mẹ . Về đến, may thay con tôi vẫn còn đang ngũ say .
Sau đêm đó tôi hoàn hồn lại nhưng vẫn không từ bỏ ý định tìm chồng và lần
này quyết định đi ban ngày. Tôi nghe đồn họ tập trung những sỉ quan tại căn cứ Trảng lớn, Tây Ninh. Thế là tôi nhờ mấy đứa em trông giùm con tôi lên xe đò đi Tây Ninh mặc dù chưa bao giờ đi xa một mình như vậy. Đến bến xe tôi hỏi đường thuê một chiếc xe lôi đạp đi Trảng lớn và xe bỏ tôi xuống trước con đường nhựa thẳng vào
bên trong xa xa có một cổng gác, tôi trông từa tựa như cái cổng căn cứ của Sư đoàn 25 bộ binh tôi và bà chị đi thăm ông anh họ và đứa em
trai nhân dịp Tết thời tôi còn đi học .
Đi quanh quẩn không biết làm cách nào
lọt vào bên trong. Cùng lúc tôi vừa mới lò
dò cất bước lại xuất hiện một “ bầy “ phụ nữ trạc tuổi tôi từ
ngoài đường đi vào, họ mặc
áo bà ba quần đen , chân đi
dép nhựa, tóc kẹp sau lưng bằng chiếc kẹp ba lá kiểu cũ
rích của thiếu nữ miền quê. Thoạt nhìn
tôi cũng na ná giống họ trong trang phục
chỉ khác mái tóc cột lại bằng sợi
thun nhựa . Cả
đám dừng lại trước cái nhà có tên gác cổng
mặc đồ bộ đội, có lẽ ngồi một mình buồn
nên hắn
thấy đám con gái là “thả thính“ thế là hai bên trêu ghẹo nhau, lợi dụng cả đám vừa đi vừa cười đùa tôi
lẳng lặng theo sau đi một lúc cả đám con
gái rẽ mất dạng. Tôi cũng không hiểu lúc ấy tại sao họ không hề ngoái lại sau lưng phát giác ra tôi chẳng phải là đồng bọn .
Vượt qua cổng, đi tới lui những con đường nhỏ giao nhau vẫn không thấy bóng dáng hay tiếng của người ta chỉ có tiếng gió thổi xào xạc qua đám cỏ tranh
chung quanh, sợ lạc đường tôi quay lui về con đường chính khi trời ngã về chiều và vội vàng trở ra chiếc cổng ban nảy mới vào, lại một lần nửa tôi gặp may mắn không bị hạch hỏi bởi vọng gác không còn bóng tên lính ban nảy hình như
hắn đi đâu ra phía sau bức
vách khuất bóng nên tôi nhanh chóng thoát ra cổng một cách dễ dàng .
Lần cuối cùng tôi
mất nửa ngày trời chờ đợi khi nghe tin đồn có một số sỉ quan cải tạo được thả về tại căn cứ Sóng Thần, thuộc Rừng cấm, Thủ đức. Nơi này tôi quá rành rẽ bởi mấy lần lái Honda chở nhỏ bạn đi thăm người yêu nó là
lính Thủy Quân Lục Chiến về ăn tiệc khao quân tại hậu cứ
sau trận Hạ Lào. Nơi
này có Quân Y Viện Lê Hữu Sanh đã một lần tôi theo trường đi ủy lạo thương bệnh binh. Đến nơi tôi biết mình không cô độc như lần
trước bởi cũng có khoảng chục người giống tôi đứng ngóng nhìn cái cổng đàng xa chờ người. Ngồi lê la quá trưa mới thấy có
ba người mang túi đi ra, chúng tôi xúm lại hỏi, họ vừa đi thật xa khu vực mới vừa ra vừa dè dặt trả
lời nhát gừng . Nội dung được thả về sớm
là do không có nhiều “ nợ máu “ là kỷ sư, bác sỉ. Câu cuối cùng họ nói:
---- <<
Tụi tôi về là phải “ đăng ký
“ đi hồi hương , đi kinh tế mới chứ
không được về nhà >> .
Tôi rất ghét và dị ứng với từ
ngữ người Cộng sản dùng có vẻ bí hiểm, ra vẻ thông thái phát huy tiếng Việt mới, miệng nói không được mượn chữ Hán, vậy đơn giản chữ ghi danh, ghi tên lại kêu là đăng ký. Tôi không biết chữ nào mới tối
nghĩa hơn ??
Sau cái Tết đầu tiên của thời kỳ Xuống Hố Cả Nước , bà chị tôi giúp cho em mình lòn lách khai man nộp lý lịch để đi làm kiếm tiền mua sửa cho con, mặc dù
một tháng lương hai chục đồng chỉ đủ mua hai hộp sữa bột ngoại nhập còn sót lại ngoài thị trường . Với tôi
yếu tố chính là tôi thôi chuyện bỏ
con cho đám em trông chừng, chạy rong tốn tiền xe đi tìm chồng theo tin đồn. Vậy là tôi yên trí chờ đợi chồng tôi học
tập ba năm theo chủ trương nhà nước đối
với Sỉ quan tập trung cải tạo đăng rõ ràng trên hai tờ báo độc nhất ở miền Nam là tờ Saigon giải phóng và Tin sáng của Ngô công Đức .
Sống trong chế độ
Cộng Sản ba năm mà tôi vẫn còn ngây thơ tin lời họ . Đếm từng ngày đúng ba
năm chiều chiều ra đầu ngõ ngóng chồng , hơn ba năm kể từ ngày nhận tấm giấy báo đầu
tiên cho phép mang quà đi thăm nuôi gặp
mặt mới
hiểu sau ba năm là thời gian kế
tiếp của những hành trình đi theo người
thân trong các trại tù .
Không cần kể lại những gian khổ của những người bên trong và
bên ngoài bởi tất cả đều đang ở trong một
nhà tù “ vĩ đại “ vô biên .
Dần dần tôi rút ra một bài học từ riêng tôi , trong chế độ Cộng sản bất kỳ một vấn đề khó khăn nào người ta cũng có thể giải quyết
bằng cách vận dụng đồng tiền để sai khiến , mặc dù trên miệng những người
mang danh cán bộ lúc nào cũng
giáo huấn ca tụng đạo đức cách mạng trong sạch của người đi theo đảng . Nhưng rồi từ từ họ
cũng thú nhận với chúng tôi trong những buổi tập trung học tập chủ trương nghị quyết của cả
nước tại xí nghiệp. Có rất nhiều đảng viên trung kiên tư tưởng biến chất bởi
trúng những viên đạn bọc đường tàn dư Mỹ
Ngụy.
Lần đầu tôi thử nghiệm chuyện này vào
cuối năm thứ tư đi thăm
nuôi , cũng là lần thứ ba được giấy gặp mặt chồng tại các trại thuộc tỉnh Phước Long. Du kích
địa phương nêu lý do trên ra lệnh để kỷ niệm chiến thắng Phước Long vào ngày 5 và 6/1/75 cấm vượt
núi Bà Rá và chận con
đường độc đạo vào các trại là chiếc cầu
Dak Lung . Mọi người bị tập trung
vào gian nhà trẻ không có vách để
ngày mai chúng đuổi trở về mặc dù đã phải vượt ba trăm cây số đường trường đến nơi. Tôi thấy
đám du kích đi vòng vòng nói với người
đi thăm nuôi bằng khuôn mặt và nụ cười hả
hê :
-Các ông bà
có mọc cánh cũng không vào được bên trong.
Tôi không cam tâm trở
về và nghĩ : <<
Mọi thứ đều có thể mua được bằng
tiền “
.
Mười mấy năm sau tôi lại
tiếp
tục nghe câu
nói từ những thế hệ trẽ sau tôi: "Những gì không mua được bằng tiền, người ta sẽ mua bằng rất , rất nhiều tiền".
Rủ thêm ba chị đồng
cảnh ngộ, chẳng những không bị bọn du kích tập trung đuổi về , chúng tôi nghiễm nhiên vác đồ đạc vào ngũ
trọ tại nhà một sỉ quan CS quân hàm trung úy. Chỉ với vài chục bạc hùn lại chúng tôi mua đứt bà mẹ người này đang ngồi gọt
vỏ đống khoai mì. ho người ngũ tạm một
đêm mẹ được hơn nửa tháng lương của mình, tôi thấy người con hơi băn khoăn nói
giọng xuôi xị .
-Các chị phải có đủ giấy tờ tùy thân hợp lệ nhé .
Tôi nghĩ bụng, mẹ ông đã đồng ý thì làm gì con dám cãi. Đám
du kích địa phương đâu
dám vào xét nhà sỉ quan quân đội
chính quy. Câu nói người xưa tôi đem áp dụng hiện tại vẫn có giá trị tuyệt đối. “ Thiên thời Địa lợi
Nhân hòa“. Đúng
là trời giúp khi có một chiếc xe hơi đỗ xịch
trước sân. Bà cụ chủ nhà cho biết đây là chiếc xe chở cán bộ cấp cao vào họp, người tài xế không chịu vào
ngũ trong trại nên mang
xe ra ngoài thị trấn ở chơi đêm. Khoảng thời gian này chỉ có cán bộ cao cấp mới
có xe và tài xế phục vụ riêng. Chúng tôi lại áp dụng bài học
ban chiều. Thiên thời là đây rồi, với số tiền gấp chục lần
sinh hoạt phí được lĩnh hàng tháng, nửa đêm anh này gõ cửa kêu chúng tôi trở dậy
mang tất cả đồ đạc lên xe qua cầu, vượt
núi vào trong. Vào đến trại cán bộ quản giáo trợn tròng kinh ngạc cho rằng chỉ
có mọc cánh mới vượt qua thiên la địa
võng với ngần này đồ đạc . Họ có biết
đâu với cách thức vác đồ di chuyển vần
lân hai lần. Khi qua khỏi cầu một
quãng chiếc xe bỏ chúng tôi với đống bao bị giỏ xách lúc còn trời còn mờ tối. Từ
đó tôi đi mãi đến giữa trưa và đến nơi lúc trời gần sẫm
tối bởi đã ước lượng được thời gian. Lần thăm nuôi này anh được biệt phái đi cất chuồng
heo nên đoạn đường gần hơn phân nữa tức
là chỉ khoảng hơn mười lăm km. Vì đợt
trước tôi đã phải đi bộ khởi hành từ
sáng sớm với đoạn đường ba chục km, chỉ đến trưa là
đến bến xe kịp chuyến độc nhất về lại
Saigon .
Chuyện của tôi mới
đầu chỉ là một cá nhân, nhưng cũng bắt đầu từ thời gian này người ta không
dùng tiền nữa mà dùng vàng và rất nhiều
vàng để đánh đổi mọi ước muốn ra đi
tìm tự do trên khắp cả nước.
Thành trì đạo đức cách mạng Bác từng dạy cho bầy đệ tử giờ trôi theo biển cả. Thế nhưng theo xu thế thời đại mới
của thế kỷ hai mươi mốt đô la Mỹ đã
soán ngôi vàng một cách ngoạn mục tại Việt Nam .
oOo
Trải qua bao ngày
tháng kinh khủng sống trong thiếu thốn, nghèo đói. "Lênh đênh qua cửa “thần phù. Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm" . Ngày đầu tiên thức giấc
tôi cứ tưởng mình đang trong mơ chưa tỉnh. Biết bao người đã có tâm trạng giống
tôi, gặp lại gia đình người anh họ bên
Mỹ tôi nói với chị vợ.
---- Hồi ấy khi nghe anh ấy cưới vợ em nghĩ ai dám lấy anh đúng là can đảm, bởi vì một người suốt sáu bảy
năm cải tạo trở về không tương lai, không nghề nghiệp,
trắng tay còn bị địa phương kỳ thị, nay
đuổi, mai xô.! Vậy mà cô giáo dạy trung học như chị dám yêu và chịu đồng cam cộng khổ, thật
đáng khâm phục. Bây giờ chị đã được đền bù.
Chị chỉ cười khanh khách vì hơn cả chục năm sau bảy lăm đâu có ai ngờ gia đình những người bị phân biệt lý lịch “ngụy quân“, chồng cha bị cải tạo lại nhận được tấm vé đi Mỹ với chương trình gọi tắt là HO. Là
đền bù cho những người phụ nữ có tấm lòng chung thủy với chồng, với người yêu. Là mở ra tương lai đối với những người con bị
phân biệt đối xử bởi lý lịch .
Khi đã là công dân
một nước tự do được bảo vệ bởi quan hệ
ngoại giao cấp đại sứ, lãnh sự quán, ở một vị thế khác nhiều gia đình đã trở
về không phải để “áo gấm về làng“ như một
vài người. Trong vô vàn ngậm ngùi họ trở
về tìm nấm mồ của thân nhân bị chết
trong thời gian tù đày, bị vùi lấp nơi rừng hoang xa xôi, lạnh lẽo. Nhũng giọt nước mắt của các con khi cha ra đi tập trung mới năm sáu tuổi , thậm chí chỉ là một bào
thai. Nay trở về cùng mẹ tìm lại xác cha, ôm bình tro mang cha gặp lại đồng đội bên này Thái
bình Dương .
Một lần tình cờ xem
được những thước phim quay lại cảnh hơn
ba mươi lăm năm trở về, tìm thân nhân
qua tin tức của những người đồng tù đã chôn cất bạn mình. Lên
đèo, xuống vực, có nơi địa phương xác nhận
trước kia lâu lắm, rất ít người còn nhớ ở đây
đã từng có trại tù tên này, trại lan tỏa cả một vùng rộng lớn mênh mông, hoang địa, trùng
trùng rừng cây che lấp với khí hậu độc địa. Vì thế đến bây giờ ở đây cũng vẫn hoang vu không nhà cửa, không người sinh sống đủ hiểu đời sống ngày đó của những người bị khổ sai nơi này. Vậy mà có hơn một chục người cuối cùng trong đó có một vị tướng trẻ tuổi là người chỉ huy tử thủ mặt trận Xuân
Lộc đã phải trải qua hơn mười bảy năm
trong tù. Nếu không có chương trình HO do người Mỹ can thiệp chắc gì ông được
thả sau ngần ấy năm bị giam giữ, điều này sau khi ra nước ngoài tôi mới biết được.
Chiến tranh kết thúc, nhà tù là nơi
người lính thất trận phải đi đến. Ở địa
ngục trần gian này, cái chết chưa phải là điều đáng sợ nhất đối với người lính bị cải
tạo tù đày, mà cực nhọc, đói khát, đày đọa về vật chất, giam hãm tinh thần mới là nỗi ám ảnh thường trực kể cả khi họ thoát ra khỏi địa ngục
này (* )
Quỳ trên đất gục đầu, đứa con đốt nén hương van vái linh hồn cha vương vất
quanh đâu đây ám thị cho con tìm đúng mộ cha. Vậy mà linh nghiệm, theo lời chỉ
dẫn những người chôn cất họ đã hữu ý đánh dấu bằng các tảng đá, sau khi tìm vạch khoảng dây leo um tùm và đào bới, thân xác còn trơ xương không quan quách, gói ghém trong tấm nhựa đã rách bươm dần dần lộ ra, trong đó có mảnh đá nhỏ đục tên người
chết được gói theo .
Bên cạnh những hài cốt may mắn có thân nhân truy tìm, còn bao nhiêu xác thân nữa bị vùi lấp, lạnh lẽo chốn rừng hoang phôi pha theo cát bụi thời gian .
oOo
Có lần tôi đọc
trong quyển lịch sử Việt Nam lớp Đệ Thất một bài thơ của ai không rõ tên tác giả nói về hoàn cảnh xã hội sau chiến
tranh :
Có phước mới sinh gái
Có tội mới
sinh trai .
Sinh con gái còn được gả lối xóm
Sinh con
trai nó chết trong cỏ gai !
Anh có
thấy trên chiến trường Thanh hải
ư !
Nghìn
năm xương trắng có ai thu …. !
Bốn mươi lăm năm ngày 30/4 chẳng thể nào quên! Bởi trên từng tấc đất của mùa hè đổ lửa, dọc theo
các bãi biển, trên các con đường quân đội VNCH triệt thoái, đường quốc lộ 1 trùng trùng người dân bỏ nhà cửa
chạy vào Saigon và bị đạn pháo của bộ đội Cộng
sản nã theo truy đuổi . Bao
nhiêu người đã bỏ xác trên những con đường trở thành đại lộ kinh hoàng bởi nghìn năm xương trắng có ai thu? .
Quốc ca người Cộng sản Việt Nam chẳng phải đã khẳng định: "Cờ in máu chiến thắng. Đường vinh quang xây xác
quân thù!!! …..Hãy cố gắng xây dựng lý tưởng Cộng sản và không ngần ngại cùng nhau tiến lên con đường
vinh quang xây bằng máu và
xác người . /.
Cỏ Biển
Kỷ niệm 45 năm ngày 30/4/75 --
30/4/ 2020
________________________________________________________________
________________________________________________________________
(*) Nhà văn Đỗ Trường
viết về Phạm Tín An Ninh : Con đường giải oan cho một cuộc bể dâu .
No comments:
Post a Comment